Cách viết study plan du học Canada

Cách viết study plan du học Canada như thế nào? Study plan còn quyết định trực tiếp đến kết quả đậu hay rớt visa. Vậy viết study plan như thế nào? Cấu trúc ra sao? Để giải đáp những câu hỏi này thì bạn không thể bỏ qua bài viết của duhoc360.vn hướng dẫn chi tiết cho bạn cách viết study plan du học Canada.

1. Giới thiệu tổng quan về Study plan

Khái niệm

cách viết study Plan du học canada
Khái niệm Study Plan

Study Plan hay có tên gọi khác Statement of Purpose là một bản kế hoạch học tập tóm tắt toàn bộ các thông tin cá nhân, giải thích chi tiết công việc, gia đình, thành tích học tập, kế hoạch trong tương lai và nguyện vọng của bản thân nhằm lý giải một cách thuyết phục lý do chọn sang Canada để theo học chứ không phải là quốc gia khác

Nếu như study plan hoàn chỉnh thì cũng có thể được xem như văn bản thay thế cho cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa ứng viên với nhân viên xét duyệt hồ sơ xin visa du học. 

Thêm vào đó, các du học sinh cũng còn có thể chứng minh khả năng tài chính và các dự định của bản thân sau khi hoàn thành khóa học tại Canada thông qua bản study plan.

Cấu trúc của Study plan

Study plan Canada được chia thành những nội dung chính sau:

  • Phần mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân
  • Phần thân bàiTrình bày những lý do thuyết phục và nêu những dự định sắp tới của bạn
  • Phần kết bàiTóm tắt lại bức thư

2. Cách viết study plan chi tiết

Bạn hãy theo dõi kỹ những hướng dẫn chi tiết cách viết study plan dưới đây giúp bạn thuyết phục được lãnh sự quán xét duyệt hồ sơ của bạn nhé!

Cách viết study plan chi tiết
Cách viết study plan chi tiết

Bước 1: Mở đầu

Cũng giống như các loại bức thư hay văn bản khác, để mở đầu thì câu đầu tiên bao giờ cũng là thưa gửi và tự giới thiệu sơ lược về bản thân, lý do viết thư. Lưu ý, các thông tin cá nhân chỉ cần giới thiệu tên, tuổi và đã được nhận vào ngôi trường nào ở Canada, không cần phải viết quá chi tiết.

Bước 2: Trình bày về ngành học và lý do chọn ngành đó

cách viết study Plan du học canada
Trình bày về ngành học và lý do chọn ngành đó

Bởi vì mục đích chính bạn xin visa là để đi du học nên trong study plan bạn hãy nhấn mạnh mục tiêu sang Canada là để học tập, mở rộng, nâng cao kiến thức là chính cũng như mong muốn gia tăng cơ hội xây dựng sự nghiệp, phát triển các kế hoạch mà bạn ấp ủ tại quê nhà. 

Tiếp theo, bạn hãy đề cập cụ thể vào ngành học và lý do bạn chọn ngành này. Mỗi người đều sẽ có nguyên nhân để theo đuổi ngành học. Có thể là từ môi trường nuôi dưỡng, nghề nghiệp của bố mẹ hay xuất phát từ hoàn cảnh, cơ hội trong tương lai của đất nước… Dù cho lý do gì đi nữa thì bạn cũng phải đảm bảo tính logic và thống nhất nhé.

Trong trường hợp, nếu bạn học trái ngành, học lùi (đã tốt nghiệp đại học nhưng vẫn muốn sang Canada lấy bằng Diploma) thì bạn hãy lưu ý trình bày rõ ràng lý do tại sao lựa chọn này nhé.

Bởi vì những bộ hồ sơ này dễ bị Lãnh sự quán chú ý và quan tâm đến. Bạn có thể đưa ra lời giải thích rằng là các bằng cấp bạn học trước đây có giá trị hỗ trợ, bổ sung hoặc làm nền tảng cho chương trình học sắp tới.

Bước 3: Giải thích lý do chọn du học tại Canada mà không học ở Việt Nam

Bạn hãy cân nhắc trong việc dùng từ ngữ và nhớ trình bày rõ ràng trong phần này nhé bởi vì đây là phần vô cùng quan trọng trong study plan. Bạn có thể dựa vào các ý sau để giải thích lý do bạn chọn Canada để học tập:

  • Bởi vì Việt Nam không cung cấp các chương trình bạn đang tìm kiếm hay chất lượng đào tạo không tốt bằng Canada.
  • Hãy nêu ra các điểm khác nhau giữa hệ thống giáo dục của 2 quốc gia này.
  • Đưa ra những điểm mạnh hay điểm khác biệt của Canada về giáo dục, văn hóa, môi trường làm việc… để tăng khả năng thuyết phục.
  • Những điểm thú vị của thành phố và ngôi trường bạn dự định đăng ký du học.

Bước 4: Trình bày một số thành tích đã đạt được

Ở phần thành tích học tập trong study plan bạn có thể trình bày những giải thưởng đã đạt được hoặc các hoạt động ngoại khóa, hoạt động nghiên cứu mà bạn từng tham gia…

Bạn cứ thoải mái nêu ra tất cả các hoạt động mà bạn đã tham gia bởi vì những hoạt động này không bắt buộc phải liên quan đến ngành đi du học. Bạn sẽ đạt được nhiều điểm cộng nếu kể càng nhiều chiến tích nhận được.

Bước 5: Kế hoạch cống hiến cho Việt Nam sau khi khóa học kết thúc

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn đó là tuyệt đối đừng nên nhắc đến kế hoạch định cư Canada của bạn khi viết study plan bởi vì mục đích xin visa của bạn là để học tập. Thay vào đó bạn nên đưa ra các kế hoạch dự định trở về Việt Nam để cống hiến cho quê hương, đất nước sau khi đã hoàn thành xong khoá học và hết hạn visa. Ở mục này, bạn hãy nhớ đảm bảo đầy đủ 3 ý chính sau:

  • Cơ hội nghề nghiệp mà bạn có được sau khi hoàn thành chương trình học tại Canada
  • Triển vọng phát triển của ngành ở Việt Nam.
  • Các kế hoạch nghiên cứu thêm sau này…

Bước 6: Kết thư

Sau khi đã viết xong phần nội dung thì cuối thư bạn nên tóm gọn lại nguyện vọng muốn được đến Canada để học tập và xin visa du học. Đồng thời thể hiện cam kết và khả năng phấn đấu vì mục tiêu tương lai.

Ngoài ra, ở phần này bạn đừng quên cảm ơn phía người nhận cùng một câu kết thư lịch sự bởi vì điều này sẽ giúp bạn tạo thiện cảm và ấn tượng tốt với người nhận thư.

Xem thêm:

Du học Canada tại Ottawa – Nét hấp dẫn riêng biệt tại “Xứ sở Lá phong”

Tại sao nên chọn học Cao Đẳng khi đi du học bang British Columbia

Tại sao nên chọn học Cao Đẳng khi đi du học bang British Columbia

3. Lưu ý khi viết study plan 

Bạn hãy “bỏ túi” những bí kíp sau để có một lá thư hay và thuyết phục:

  • Câu đầu tiên trong bài viết study plan xin visa Canada chuẩn phải là chủ đề tổng thể của toàn bài. Ví dụ: Tôi viết study plan này nhằm mục đích giải thích lý do tôi chọn học ngành quản trị kinh doanh của trường đại học Manitoba tại Canada. Tiếp theo, câu đầu của từng đoạn văn sẽ bao hàm nội dung chính của cả đoạn. 
  • Không nên dùng câu bị động mà hãy dùng câu chủ động.
  • Dùng câu đơn, hạn chế tối đa các câu ghép dài.
  • Viết họ tên (full name) đúng. Ví dụ: Trần Thị Kim Linh, viết theo tiếng Anh là Tran Thi Kim Linh và đây cũng chính là học tên được thể hiện trên visa của bạn.
  • Độ dài của study plan không nên dài quá 800 từ, nếu bạn càng gói gọn xúc tích trong một mặt giấy thì càng tốt.
  • Chú ý về ngữ pháp, chính tả và lối diễn đạt. Tốt nhất bạn nên đọc lại bức thư nhiều lần hoặc nhờ người khác kiểm tra trước khi nộp.
  • Khi viết study plan bạn nên sử dụng một trong các phông chữ phổ biến như: Arial, Times New Roman hoặc Calibri với size chữ từ 11 đến 12.
  • Cuối thư, bạn đừng quên thêm họ tên và ngày tháng viết thư.

Với những hướng dẫn và lưu ý về cách viết study plan du học Canada trên, duhoc360.vn hy vọng bạn sẽ tự viết cho bản thân một bản study plan hoàn chỉnh, thuyết phục được nhân viên xét duyệt hồ sơ. Chúc bạn thành công nhé

Bình luận

Bình luận