Logistics được biết đến như một ngành dịch vụ. Tuy nhiên, khi nhắc đến logistics thì rất nhiều người không biết đây là gì. Vậy logistics là gì và nguồn gốc của thuật ngữ “Logistics” như thế nào? Hãy tham bảo bài viết về logistics dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Nội dung chính
Logistics là gì?
Có thể hiểu đơn giản rằng, Logistics là lên kế hoạch, vận dụng và kiểm tra quá trình di chuyển của hàng hóa hoặc thông tin liên quan đến nguyên nhiên liệu vật tư và sản phẩm cuối cùng kể từ điểm xuất phát cho tới điểm tiêu thụ. Logistics đối với luật pháp Việt Nam nói riêng và các tổ chức quốc tế nói chung như thế nào? Chi tiết cụ thể như sau:
Đối với luật pháp của Chính phủ Việt Nam
Tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 pháp luật Việt nam quy định dịch vụ logistics là một hình thức hoạt động thương mại.
Trong luật này, thương nhân sẽ đứng ra tổ chức tiến hành một hoặc nhiều giai đoạn gồm: Vận chuyển, nhận hàng, lưu bãi, lưu kho, đại diện làm các thủ tục hải quan hay các thủ tục trên giấy tờ khác, gián tiếp hoặc trực tiếp tư vấn cho khách hàng, ghi ký mã hiệu, tham gia đóng bao bì, cùng các dịch vụ khác liên quan đến hàng hoá như đã thoả thuận với khách hàng để được hưởng thù lao…
Đối với các tổ chức quốc tế
Theo định nghĩa của Hiệp hội Chuyên gia về Quản trị Logistics thì quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng. Nó hướng tới sự hiệu quả của một chuỗi các loại hàng hóa, dịch vụ hay thông tin theo hai chiều, từ nơi sản xuất cho tới người tiêu dùng cũng như chiều ngược lại.
Để có thể làm được điều này thì các nhà chuyên gia quản trị Logistics phải thực hiện hoạch định, quản lý và thực thi mọi hoạt động từ đầu giai đoạn hoạt động cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mang đến cho khách hàng sự đảm bảo và hài lòng nhất.
Nguồn gốc của logistics
Thuật ngữ logistics có nguồn gốc từ các cuộc chiến tranh cổ đại của thời đại Hy Lạp và La Mã. Lúc đó, các chiến binh được xưng danh “Logistikas” sẽ có nhiệm vụ cung ứng và phân phối vũ khí cũng như các nhu yếu phẩm cần thiết, đảm bảo điều kiện các chiến sĩ hành quân an toàn từ doanh trại của mình đến những vị trí khác.
Công việc “hậu cần” có ý nghĩa quan trọng, liên quan tới việc sống còn trong chiến tranh. Bởi các bên sẽ phải tìm mọi cách để đảm bảo nguồn cung ứng của mình được an toàn và tìm cách để phá hủy triệt để nguồn cung ứng của đối thủ. Quá trình này dần hình thành lên hệ thống mà về sau chúng ta gọi là quản trị logistics.
Ở trong thế chiến thứ hai, “logistics” càng khẳng định được vai trò của mình. Đội quân “hậu cần” của Mỹ đã thực hiện quy trình này một cách hiệu quả hơn quân đội Đức.
“Hậu cần” Mỹ đảm bảo cung ứng đạn dược, vũ khí và quân nhu đúng thời gian, địa điểm bằng các phương pháp tối ưu nhất. Nhờ vào việc phát huy ưu thế của công tác hậu cần mà quân đội Mỹ và quân đội đồng minh chiếm được ưu thế nhiều lần trong chiến tranh.
Xem thêm:
Danh sách học bổng du học Anh toàn phần 2022 mới nhất
Du học ngành Luật có gì đặc biệt?
Logistics trong kinh doanh có ý nghĩa như thế nào?
Mặc dù doanh nghiệp tập trung đầu tư vào việc thiết kế, sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng tốt đến mấy, nhưng nếu các sản phẩm và dịch vụ này không đến được với khách hàng đúng thời điểm, đúng nơi thì doanh nghiệp này vẫn sẽ thất bại. Đây cũng chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của logistics đối với nền kinh tế.
Như đã nói trên, Logistics tồn tại từ đầu đến cuối là một chuỗi cung ứng, chính vì vậy, các nguyên vật liệu được mua về, qua khâu vận chuyển và lưu trữ đến khi đưa vào sản xuất càng hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ càng có được lợi nhuận cao.
Bên cạnh đó, hoạt động chi phối nguồn lực để cung ứng và sử dụng kịp thời nguyên vật liệu có sẵn cũng là yếu tố “sống còn”. Bên phía khách hàng, nếu các sản phẩm hoặc dịch vụ dù sản xuất đúng hạn nhưng không vận chuyển kịp thời thì sẽ làm mất đi sự hài lòng của khách hàng. Điều này sẽ tác động tiêu cực và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh tồn và lợi nhuận của một doanh nghiệp.
Như vậy, logistics là gì và nguồn gốc của từ “logistics” đã được chúng tôi chia sẻ qua bài viết trên. Qua đây, bạn có thể trau dồi thêm kiến thức về logistics quá trình hoạt động của nó và tầm quan trọng của logistics đối với nền kinh tế nước nhà.
Bình luận