Các câu hỏi phỏng vấn Visa du học Mỹ thường gặp.
Phỏng vấn Visa rất quan trọng và là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi chuẩn bị đi du học. Vì vậy bài viết dưới đây duhoc360.vn sẽ đưa ra cho các bạn danh sách các câu hỏi phỏng vấn Visa du học Mỹ chi tiết nhất nhé.
Nội dung chính
Quyền lợi của một du học sinh phỏng vấn visa du học Mỹ
Khi hiểu được quyền lợi của mình, các bạn sẽ không vi phạm luật pháp của Mỹ. Khi người phỏng vấn hỏi các câu hỏi liên quan đến vấn đề này, nếu trả lời YES or NO đều sai hết. Ví dụ cụ thể như:
- Will you return home after you finish your study?
Trả lời: Yes I will blah, blah, blah… (You are a liar) có bao nhiêu thật sự sẽ trở về sau khi học xong? /No, I will blah, blah, blah… (You are a potential immigrant)
Các cách trên đều sai. Các bạn nên trả lời là: tôi sẽ đi chơi cho thật là đã
2. Prove to me that you will return to your home country? (Lấy gì chứng minh)
Bạn nên trả lời: : … program allows me to work for 12 months ( and 17 months extension for STEM) . It will look better on my resume if I have some experiences in the US.
- Would you like to stay in the US if you have a chance?
. . . Unless there will be a major change in my life, I already have plans for my future.
- What will you do when you finish your study?
Trả lời tương tự như câu 2
- Do you plan to work after you finish studying?
Loại câu hỏi này các nhà phỏng vấn muốn biết được bạn có ý định ở lại Mỹ hay không. Bạn cũng sẽ trả lời tương tự như câu số 2.
Các câu hỏi phỏng vấn visa du học sinh Mỹ thường gặp
Thông tin cá nhân:
Good morning! Please introduce yourself! (Xin chào buổi sáng! Hãy tự giới thiệu bản thân của bạn!)
2. What’s your name? Why are you here today? (Tên của bạn là gì? Tại sao bạn lại ở đây hôm nay?)
3. How old are you? What’s your job? (Bạn được bao nhiêu tuổi? Công việc của bạn là gì?)
4. What are your hobbies? (Sở thích của bạn?)
5. Do you like traveling? Have you ever been abroad? (Bạn có thích du lịch không? Bạn có bao giờ đi ra nước ngoài chưa?)
6. Have you ever lived away from your parents? (Bạn có bao giờ sống xa cha mẹ hay không?)
7. Do you have any friend? How many friends do you have? (Bạn có người bạn nào không? Bạn có bao nhiêu người bạn?)
8. What do you often do at free time? (Bạn thường làm gì lúc rãnh rỗi?)
9. Do you like sports? Which kind of sport do you like best? ( Bạn có thích chơi thể thao không? Môn thể thao nào bạn yêu thích nhất?)
10. Have you ever been granted a US visa? (Bạn có bao giờ được cấp Visa đi Mỹ hay chưa?)
11. Have you ever been rejected a US Visa? (Bạn có bao giờ bị từ chối Visa đi Mỹ hay chưa?)
12. Tell me something about your country! (Hãy kể cho tôi nghe vài điều về đất nước bạn!)
Thông tin gia đình
- What’s your father’s name? What’s your mother’s name? (Tên cha của bạn? Tên mẹ của bạn?)
- Do you have any siblings? (Bạn có anh chị em ruột nào không?) If you do have, what is his/her name(s)? (Nếu có, tên của anh/chị/em ruột của bạn là gì?)
- How old is your father/ mother? (Ba/mẹ của bạn bao nhiêu tuổi?)
- Are you living with your parents? (Bạn có sống chung với ba/mẹ hay không?)
- Have your parents/ your siblings traveled abroad? (Cha mẹ/ anh chị em của bạn có bao giờ đi nước ngoài chưa?)
- Why don’t your older brother(s)/sister(s) study abroad like you? (Tại sao anh hoặc chị của bạn không học ở nước ngoài như bạn?)
Kết quả học tập ở Việt Nam và kế hoạch hoc tập tại Mỹ
- What grade are you studying in? What’s your grade? (Bạn đang học lớp mấy?)
- How good is your English? (Tiếng Anh của bạn tốt chứ?)
- What’s your school name? Could you tell me something special about your school (Trường bạn học tên gì? Có thể kể cho chúng tôi điều gì đó đặc biệt về trường học của bạn không?)
- Do you do well at school? What was your previous GPA? (Bạn học tập tốt chứ? Điểm GPA của bạn bao nhiêu?
- What are your test scores (GRE, GMAT, SAT, TOEFL, IELTS)? (Điểm thi GRE, GMAT, SAT, TOEFL, IELTS bao nhiêu?)
- What are your favorite subjects? And why do you like them? (Bạn yêu thích môn học nào? Tại sao lại yêu thích?)
- Why did you choose your major in the current/ previous school? Do you want to change that? (Tại sao bạn chọn học chuyên ngành này tại trường? Bạn có muốn thay đổi không?)
- Why not study in Canada, Australia or the UK? (Tại sao bạn không chọn đi du học tại Canada, Australia hay UK?)
- How will you manage the cultural and educational differences in the US? (Bạn sẽ giải quyết vấn đề khác biệt về văn hóa như thế nào khi đi du học Mỹ?)
- Why do you choose US to study? Why don’t you choose another country to study? (Tại sao bạn chọn tới Mỹ du học? Tại sao không phải là nước khác?)
- Tell me the reasons why you chose this school? Why don’t you choose another school to study? (Hãy cho chúng tôi biết lý do mà bạn chọn học tại ngôi trường này mà không phải trường khác?)
- What is the address of the university? What city will you arrive in? Tell me something about the city that you will live in the US? (Địa chỉ trường bạn theo học? Bạn sẽ học ở thành phố nào? Bạn biết gì về thành phố mà bạn sẽ học khi tới Mỹ?)
- Can I see your high school/college diploma? (Tôi có thể xem bằng cấp của bạn không?)
- How can you know about this school? Are there anyone who helped you to find information about this school? (Bạn biết về trường này bằng cách nào? Ở trường có ai sẽ giúp đỡ bạn không?)
- How can you get the I-20/DS-2019? (Bạn đã xin I-20/DS-2019 như thế nào?)
- When will your school start? (Khi nào trường bạn sẽ khai giảng?)
- How long do you want to study in the US? (Bạn muốn ở Mỹ học trong bao lâu?)
- What is the tuition fee? How about living cost? (Học phí của bạn bao nhiêu? Chi phí sinh hoạt như thế nào?)
- Have you paid the program fee? By what way? (Bạn đã nộp học phí chưa? Nộp bằng cách nào?)
- Where will you live in the US? With whom will you stay in the US? (Bạn sẽ sống tại nơi nào ở Mỹ? Sống cùng ai)
- Who will pick you up at the airport upon your arrival? (Ai sẽ đưa đón bạn tại sân bay?)
- What difficulties do you think you may encounter in the US? (Bạn nghĩ tới những khó khăn nào khi đi du học Mỹ?)
- What are the university requirements for applicant? (Trường bạn chọn có những yêu cầu nhập học gì?)
- How many classes are there in your school? (Trường của bạn có bao nhiêu lớp?)
- What subjects are you good/bad at? (Môn học nào bạn giỏi/dở nhất?)
- What do you often do after school? (Bạn thường làm gì sau giờ học?)
- Who is your favourite teacher? (Người thầy nào bạn yêu quý nhất?)
- What’s your principle’s name? (Hiệu trường trường bạn tên gì?)
- What is the purpose of your trip? (Mục tiêu của chuyến đi của bạn là gì?)
- What make you choose this state to study? (Điều gì khiến bạn chọn tiểu bang này để học?)
- What school will you enrol in the US? (Bạn sẽ học tại trường nào khi đến Mỹ?)
Câu hỏi về chứng minh tài chính:
- Did you get offered a scholarship at your school? (Bạn có nhận được học bổng không?)
- Who sponsors you during your study in the US? (Bạn được ai tài trợ cho du học?)
- What are your parents’ salaries? (Lương/thu nhập của ba mẹ bạn như thế nào?)
- What is your monthly income? (Thu nhập của bạn hiện nay?
- Besides salaries, do your parents have other sources of income? (Ngoài lương, ba/mẹ bạn có còn nguồn thu nhập nào khác?)
- Do your families own any other properties? (Gia đình bạn có sở hữu bất động sản nào không?)
- Can I see your tax returns? (Tôi có thể xem tờ khai thuế cá nhân của bạn?)
- Do your parents have saving books? How much money does it have? Do you know the origin of the savings book? (Ba mẹ bạn có tiền gửi tiết kiệm không? Bao nhiêu? Bạn có mang tới sổ tiết kiệm bản gốc không?)
- What will you do if your parents ran out of money and could not afford your study well? (Nếu ba mẹ bạn không còn đủ điều kiện để tài trợ bạn du học thì bạn sẽ làm gì?)
- How do you plan to fund the entire duration of your education? (Kế hoạch tài trợ du học của bạn như thế nào?)
How much do you have to pay for your study in the US? (Tổng chi phí du học của bạn?) - Do you have a copy of your bank statements? (Bạn có đem theo sao kê ngân hàng?)
Câu hỏi dự định sau khi học xong:
- Will you return Vietnam when you finish studying? (Sau khi học xong bạn sẽ quay về Việt Nam chứ?)
- How can you prove that you will return Vietnam? (Bạn làm sao chứng minh học xong sẽ quay về Việt Nam?)
- What do you want to become after graduation? (Bạn muốn trở nên như thế nào sau khi học xong?)
- What will you do after you finish your study in the US? (Bạn sẽ làm gì sau khi học xong?)
- Do you have a job or career in mind after you graduate? (Bạn có dự định làm gì sau khi tốt nghiệp?)
- How long do you intend to stay in the US after you finish your study? (Bạn có ý định ở Mỹ tiếp bao lâu nữa sau khi tốt nghiệp?)
- Do you intend to work in the US? (Bạn có ý định làm việc tại Mỹ hay không?)
- Are you sure you won’t stay in the US? (Bạn có chắc chắn sẽ không ở lại Mỹ?)
- If you are offered a good job with high salary, will you agree to work? (Bạn có ở lại nếu như tại Mỹ tìm được một công việc tốt với mức lương cao?)
Các câu hỏi khác:
- What makes me should grant you a visa according to you? (Theo bạn điều gì khiến tôi nên cấp visa cho bạn?)
What will you do if I said that you are qualified for a visa? (Bạn sẽ làm gì nếu tôi nói rằng bạn đủ điều kiện để nhận visa?) - Do you know anything about America? (Bạn biết gì về nước Mỹ?)
- Do you have any relatives and friends in the US? (Bạn có người thân hay bạn bè nào ở Mỹ không?)
- What do you often do at free time? (Bạn thường làm gì những lúc rảnh rỗi?)
- Do you like sports? Which kind of sport do you like best? ( Bạn có thích thể thao không? Môn thể thao nào bạn yêu thích nhất?)
- Have you ever been granted a US visa? (Bạn có bao giờ được cấp Visa đi Mỹ hay chưa?)
- Have you ever been rejected a US Visa? (Bạn có bao giờ bị từ chối Visa đi Mỹ hay chưa?)
- Have you ever been refused a US visa? Why? (Bạn đã từng bị từ chối visa Mỹ chưa? Vì sao?)
- Tell me something about your country! (Hãy kể cho tôi nghe vài điều về đất nước bạn!)
Gợi ý trả lời 3 câu hỏi phỏng vấn visa du học Mỹ phổ biến nhất
Dưới đây là 3 câu hỏi chính thường gặp:
- Why do you choose the USA to study? (Tại sao bạn lại chọn du học Mỹ?)
Bạn nên trả lời câu hỏi trên một cách thành thật, ngắn gọn và súc tích nhất. Bạn có thể trả lời theo gợi ý sau:
- Tôi thấy hệ thống giáo dục của Mỹ chất lượng và tiên tiến hàng đầu thế giới. Quốc gia này sở hữu rất nhiều trường Đại học nằm trong top những trường Đại học tốt nhất thế giới. Có không ít các nhà bác học, thiên tài, đoạt giải Nobel hay những người thành đạt, trở thành tỷ phú học tại Mỹ. Do đó, tôi tin rằng năng lực của tôi sẽ được phát triển toàn diện khi đi du học tại đây.
- Theo như tôi tìm hiểu, nền giáo dục của nước Mỹ rất coi trọng thực tế. Tôi thấy điều này rất hợp với tôi bởi tôi muốn bản thân mình có nhiều kỹ năng sống thực tế và trở nên năng động hơn. Không chỉ cung cấp lý thuyết mà người học còn được ứng dụng, thực hành trong thực tế tạo bước đà vững chắc cho tôi khi ra trường.
- Tôi muốn học ngành … ở Mỹ nhưng đáng tiếc là tôi vẫn chưa học ngành này. Và tôi nhận thấy rằng Mỹ là một quốc gia có thế mạnh trong đào tạo ngành này
- Tell me the reasons why you chose this school? (Tại sao bạn lại chọn trường này?)
Ở câu hỏi này bạn nên nêu rõ những lí do cũng như những điểm nổi bật của trường. Ví dụ như để chứng minh chất lượng thì bạn nên nói là đào tạo tốt về ngành này và thứ tự xếp hạng trên thế giới.
- What will you do after you finish your study in the US? (Bạn sẽ làm gì sau khi học xong?)
Để làm hài lòng người phỏng vấn bạn thì bạn cần phải trả lời như sau:
- Chứng minh mục đích của bạn là đi du học chứ không phải là mục đích định cư.
- Cho người phỏng vấn thấy rằng bạn còn nhiều người thân và các mối quan hệ chặt chẽ khác.
- Khả năng tài chính của bạn và gia đình bạn khi du học.
Hồ sơ của bạn có tốt
Để phỏng vấn diễn ra suôn sẻ bạn nên chuẩn bị một bộ hồ sơ thật tốt. Cụ thể như sau:
1. Hồ sơ bắt buộc:
- Xác nhận hoàn tất mẫu đơn DS 160 (mẫu đơn trực tuyến);
- Xác nhận đóng phí An ninh nội địa (SEVIS fee – thanh toán trực tuyến và in xác nhận);
- Biên lai đóng lệ phí phỏng vấn;
- Xác nhận cuộc hẹn phỏng vấn (có được sau khi thanh toán phí & đã lên được lịch hẹn);
- I-20 hoặc DS 2019 và thư mời nhập học;
- Ảnh 5×5 (chuẩn quốc tế, nền trắng, chụp thẳng, không đeo kính, tóc không che tai);
- Bản gốc hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu cũ nếu có);
2. Hồ sơ học tập:
- Bản gốc các giấy tờ liên quan đến học tập mà bạn đã nộp cho trường.
- Các giấy tờ, hồ sơ khác có thể mô tả quá trình học tập.
- Các chứng chỉ tiếng Anh, bằng khen, chứng nhận học tập, hoạt động thể thao, ngoại khoá (nếu có).
3. Hồ sơ chứng minh tài chính:
- Sổ tiết kiệm.
- Quyền sử dụng đất, nhà hoặc các giấy tờ sở hữu tài sản có giá trị lớn.
- Các giấy tờ chứng minh công việc và thu nhập chính của bản thân, cha mẹ hoặc người bảo trợ tài chính.
- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác.
Những kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Mỹ dành cho bạn
- Khi trả lời câu hỏi: Các bạn không nên kể chuyện riêng tư hay gia đình của mình bởi vì người phỏng vấn thực sự rất bận do phải phỏng vấn nhiều người trong một ngày. Khi họ phỏng vấn bạn là họ muốn xem bạn đủ tư cách để được cấp visa theo yêu cầu hay không.
- Trả lời đúng vấn đề và thẳng vào câu hỏi. Thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp câu hỏi cần trả lời Có hay Không. Khi một câu hỏi như vậy hãy trả lời thẳng câu hỏi tránh trả lời lòng vòng. Trừ khi nếu là câu hỏi yêu cầu bạn cần sự giải thích thì mới giải thích và đi thẳng luôn vào vấn đề.
- Nghe thật kỹ càng câu hỏi không nóng vội. Nếu bạn trả lời trước khi người phỏng vấn chưa hỏi xong thì có thể bạn sẽ trả lời sai và sẽ làm bạn mất bình tĩnh hơn.
- Bạn phải thực sự hiểu câu hỏi phỏng vấn.Bạn có thể hỏi lại nếu chưa rõ hay chưa hiểu.
- Không nên đoán câu hỏi.
- Trả lời phỏng vấn chân thật. Ví dụ như nhiều người chưa đủ điều kiện để được cấp visa, nhưng lại nói dối vì họ nghĩ rằng điều đó tốt cho trường hợp của họ. Khi người phỏng vấn biết được, Họ sẽ bị cấm vào Mỹ suốt đời.
- Nộp những giấy tờ xác thực. Nộp những giấy tờ giả có sửa đổi bị xem là gian lận và là một trong những nguyên nhân bị từ chối visa.
Trên đây là tất cả những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Visa du học Mỹ của duhoc360.vn cung cấp cho bạn. Hi vọng các bạn sẽ chuẩn bị và phỏng vấn Visa thật tốt. Chúc các bạn luôn gặp may mắn và tự tin trong quá trình phỏng vấn nhé!
Bình luận